BREAKING

Friday, March 21, 2014

Bài toán CO2, SO2 tác dụng với bazơ ( bài tập, đáp án)

1. Dạng bài toán khi cho oxit axit (SO2, CO2) tác dụng với dung dịch kiềm (NaOH, KOH):
Phản ứng hóa học có thể xảy ra: 
 (1) CO2 + OH-   --> HCO3-
 (2)CO2 +  2OH-  ---> CO3  + H2O


Trường hợp 1: Nếu biết số mol oxit axit (CO2, SO2) và số mol dung dịch kiềm 
(NaOH, KOH)
Ta đặt tỉ số: 

+ Nếu X £ 1 thì xảy ra (1)
+ Nếu X ³ 2 thì xảy ra (2)
+ Nếu 1 < X < 2 thì xảy ra đồng thời (1) và (2)
Trường hợp 2: Nếu giả thiết bài toán cho biết số mol oxit axit (CO2, SO2) hoặc số mol của dung dịch kiềm (NaOH, KOH) và biết khối lượng muối tạo thành thì ta phải biện luận như sau.
Giả sử muối tạo thành là muối axit hoặc muối trung hoà. Nếu hai giả thiết đó không thoả mãn thì kết luận có hai muối tạo thành (có nghĩa là xảy ra (1) và (2)).
2. Dạng bài toán khi cho oxit axit (SO2, CO2) tác dụng với dung Ca(OH)2, Ba(OH)2 thu được kết tủa, hoặc sau đó đun nóng thu được kết tủa nữa 
CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO¯ + H2O (5)
2CO2 + Ca(OH)2 ® Ca(HCO3)2 (6)
hoặc CO2 + Ba(OH)2 ® BaCO3¯ + H2O (7)
2CO2 + Ba(OH)® Ba(HCO3)2 (8)
+ Nếu cho biết số mol bazơ (Ca(OH)2, Ba(OH)2) và số mol kết tủa (CaCO3, BaCO3) thì ta so sánh nbazơ và nkết tủa.
+ Nếu nbazơ = nkết tủa thì chỉ xảy ra phản ứng (5) hoặc (7) từ đó ta tính được số mol oxit axit (CO2,SO2).
+ Nếu nbazơ ¹ nkết tủa thì có hai trường hợp: 
TH1: Chỉ xảy ra phản ứng (5), (7) thì bazơ dư Þ số mol oxit axit (CO2, SO2) tính theo số mol kết tủa (CaCO3BaCO3).
TH2: Xảy ra 2 phản ứng (5, 6) hoặc (7, 8) tạo hai muối axit và muối trung hoà ta đặt hai ẩn x, y là số mol 2 muối, từ đó dựa vào số mol bazơ và số mol kết tủa để tìm được tổng số mol oxit axit (SO2, CO2).
3. Dạng bài toán khi cho oxit axit (SO2, CO2) tác dụng đồng thời dung dịch kiềm (NaOH, KOH) và bazơ (Ca(OH)2, Ba(OH)2).
B1. Xác định số mol oxit axit (SO2, CO2) và số mol OH- 
B2. So sánh số mol oxit axit (SO2, CO2) và số mol OH- để biết muối tạo ra muối gì?
CO2+2OHCO23+H2O
CO2+OHHCO3
B3. So sánh số mol CO23 với số mol ion Ca2+ hoặc Ba2+ để biết khối lượng kết tủa tính theo chất nào.
4. Áp dụng công thức giải nhanh
Nếu chúng ta gặp một bài toán khi cho oxit axit CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)hay Ba(OH)2thu được x mol kết tủa và sau đó đun nóng thu được y mol kết tủa nữa thì áp dụng công thức tính nhanh sau, nCO2=x+2y

----------

Bài toán 1: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 16 gam NaOH thu được dung dịch X. Tính khối lượng muối tan thu đươc.

Bài toán 2: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l thu được 15,76 gam kết tủa. Tính giá trị của a.

Bài toán 3: Cho V lít dung dịch NaOH 2 M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 7,8 gam kết tủa. Tính giá trị lớn nhất của V lít để thu được khối lượng kết tủa trên.

Bài toán 4: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2 M, sinh ra m gan kết tủa. Tính giá trị của m.

Bài toán 5: Sục V lít khi CO2 ở (đktc) vào 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Tính giá trị V.

Bài toán 6: Hấp thụ hoàn toàn Vml khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02 M thì được 1 gam kết tủa. Tính giá trị V.

Bài toán 7: Cho 0,112 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 0,4 lít dung dịch nước vôi trong thu được 0,1 gam kết tủa. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch nước vôi trong.

Bài toán 8: Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 10 gam kết tủa. Loại bỏ kết tủa rồi nung nóng phần dung dịch còn lại thu được 5 gam kết tủa nữa. Tính giá trị V.

Bài toán 9: Đốt cháy hoàn toàn 1,6 gam lưu huỳnh rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5 M. Tính khối lượng gam kết tủa thu được.

Bài toán 10: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch X gồm NaOH 1 M và Ca(OH)2 0,01 M thu được m gam kết tủa. Tính giá trị m.


Các bạn tải đáp án tại đây:                DOWLOAD

------------------------------------------------------------------------
Phần 2:

Bài 1: Xác định chất tan có trong dung dịch khi sục 3,36 lít CO2 (dktc) vào 400 ml dung dịch NaOH 1M.
Bài 2:Cho a mol CO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa 2a mol NaOH. Tính giá trị pH của dung dịch.
Bài 3: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 16 gam NaOH thu được dung dịch X. Tính khối lượng muối tan thu được.
Bài 4: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 400ml dung dịch X gồm NaOH 1M và Ca(OH)2 0,01M thu được m gam kết tủa. Xác định giá trị m.
Bài 5: Trộn 150ml dd Na2CO3 1M và K2CO3 0,5M với 250ml dd HCl 2M. Tính thể tích khí CO2sinh ra ở đktc.
Bài 6: Khi cho NaOH tác dụng với CO2 cho biết tỷ lệ số mol 1<nNaOH:nCO2< 2. Xác định chất tan có trong dung dịch.
Bài 7: Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào dd chứa 0,1 mol NaOH. Xác định chất tan có trong dung dịch.
Bài 8: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít CO2 (đktc) vào V lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ 0,4 M thu được 15,76 gam kết tủa trắng. Tính V.
Bài 9: Hấp thụ hoàn toàn 1,344 lít CO2 (đktc) vào 5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a M thu được 7,88 gam kết tủa trắng. Tính giá trị của a.
Bài 10: Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch Ba(OH)2 0,4 M thu được 15,76 gam kết tủa trắng. Xác định giá trị nhỏ nhất của V.
Bài 11: Hấp thụ hoàn toàn 0,2 mol CO2 (đktc) vào 0,25 lít dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2 M và Ba(OH)2 0,4 M thu được m gam kết tủa trắng. Tính m.
Bài 12: Cho 2,24 lít CO2 (đktc) vào 350 ml dung dịch Ca(OH)2 0,2 M, kết thúc phản ứng thu được a gam kết tủa trắng. Xác định giá trị của a.
Bài 13: Sục 4,48 lít khí (đktc) gồm CO và CO2 vào bình chứa 400ml dung dịch Ca(OH)2 0,2 M thu được 6 gam kết tủa. Tính phần trăm thể tích khí CO trong hỗn hợp đầu.
Bài 14: Trộn 150ml dd Na2CO3 1M và K2CO3 0,5M với 250ml dd HCl 2M. Xác định thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc.
Bài 15:Thổi V lít (đktc) khí CO2 vào 300 ml dung dịch Ca(OH)2 0,02M thì thu được 0,2 gam kết tủa. Xác định giá trị của V.
Bài 16:Dẫn V lít (đktc) khí CO2 qua 100 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 6 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, lấy dung dịch nước lọc đun nóng lại thu được kết tủa nữa. Tính V
Bài 17: Sục 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dd Ca(OH)2 0,5M và KOH 2M. Tính khối lượng kết tủa thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Bài 18: Hấp thụ hoàn toàn 2.24 lít khí CO2 (Đktc) vào dung dịch chứa 8 gam NaOH thu được dung dịch X. Xác định khối lượng muối tan có trong dung dịch X.
Bài 19: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Tính giá trị của m.
Bài 20: Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lit CO2 (đktc), vào dung dịch chứa 0,2 mol Ca(OH)2. Tính khối lượng kết tủa thu được.
Đáp án:
Bài 1: Na2CO3
Bài 2: pH > 7
Bài 3:25,2 gam
Bài 4:0,4 gam
Bài 5:5,04 lít
Bài 6:NaHCO3, Na2CO3
Bài 7:0,1 mol NaHCO3.
Bài 8:250 ml
Bài 9:0,01 mol/l
Bài 10:1,792 lít
Bài 11 :9,85 gam
Bài 12:4
Bài 13:70% hoặc 50%
Bài 14 : 5,04 lít
Bài 15:44,8 ml hoặc 224 ml
Bài 16: 1.344 lít hoặc 3.136 lít
Bài 17:0,0 gam
Bài 18:10.6 gam
Bài 19:9,85 gam
Bài 20: 20 gam

About ""

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Vivamus suscipit, augue quis mattis gravida, est dolor elementum felis, sed vehicula metus quam a mi. Praesent dolor felis, consectetur nec convallis vitae.
 
Copyright © 2013 Luyện Thi Đại Học Môn Hóa Học Chuyên nghiệp
Supported by IT Việt 360